1. Giới thiệu chung
1.1. Nguồn gốc
Cây mía có tên tiếng Anh là Sugarcane; tên khoa học là Saccharum ssp. thuộc Chi mía (Saccharum) và thuộc họ hòa thảo (Poaceae), lưu gốc được nhiều năm. Nguồn gốc bản địa từ vùng nhiệt đới và ôn đới. Mía cây được trồng để thu hoạch hàng năm nhằm sản xuất đường.
Diện tích mía đường Việt Nam tính đến thời điểm 2021 có khoảng 150.000 ha.
1.2. Đặc điểm sinh học và điều kiện ngoại cảnh
Cây mía ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ tối thích cho mía phát triển là 25-260C. Giới hạn nhiệt độ cho thời kỳ chín là 14-250C. Mía cần ánh sáng đầy đủ (từ 1200-3000 giờ/năm), lượng mưa bình quân cần 120-150 mm/tháng. Mía thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, từ đất sét đến đất cát. Yêu cầu tối thiểu về đất là độ sâu 0,7-0,8 m có độ thông thoáng nhất định và đất không chua với độ pH từ 5,5 – 8.

2. Canh tác cây mía đường với Phân bón Miền Nam
2.1 Chuẩn bị giống, đất trồng và kỹ thuật trồng
a. Giống: Hình thức nhân giống chủ yếu hiện nay là sử dụng mía sạch bệnh cây đủ từ 6-10 tháng tuổi. Ngoài ra có thể nhân bằng bầu giống, từ ngọn, từ gốc mẹ, từ hạt gieo…Nhưng không phổ biến.
Các dòng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Các giống được trồng như Giống VN 85 – 1859; VN 84- 4137; Giống VĐ 81-3254; VĐ 68 – 237; Giống ROC 16; ROC 10; ROC 1; Giống R 597; R 570; Giống QĐ-15; Giống MY 5514; Giống K 84-200; Giống F.156; F.157; F.154; F.134; Giống Comus; Giống C.819-67…Tùy theo công suất ép nhà máy hoặc lượng thu mua mía nguyên liệu mà cơ cấu giống trồng khác nhau cho phù hợp, (chọn giống chín sớm, trung bình hay chín muộn).
b. Đất: Phù hợp nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước.
c. Kỹ thuật trồng:
– Thời vụ:
+ Trung du miền núi phía bắc: 01/01 -30/4 (phụ 01/9-30/11)
+ Bắc Trung Bộ: 01/01-30/4 (phụ 01/10-15/12)
+ Duyên Hải Nam trung Bộ: 01/01-01/3 (phụ 01/6-30/8)
+ Tây Nguyên : 01/10-30/11 (phụ 01/5 – 30/6)
+ Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6)
+ Tây Nam Bộ 01/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)
– Mật độ: Tùy điều kiện đất đai, loại giống mà bố trí mật độ và khoảng cách hàng: Tùy canh tác thủ công hay bằng máy để bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8-1,2 m (canh tác thủ công) hoặc hàng kép 1,2-1,8m x 0,6-0,4m (canh tác bằng máy). Lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3-5 mắt; rải khoảng 3-4 hom/mét) tương đương 8-10 tấn.
– Làm đất: Rải phân hữu cơ, vôi và được cày sâu (40-50 cm) bừa kỹ, rạch hàng theo mật độ đã định, (các tỉnh Tây Nam Bộ thường lên liếp cao để hạn chế ngập).